Triệu Quân Sự ( sinh năm 1991 quê tỉnh Thái Nguyên) là phạm nhân đang bị giam giữ tại Trại giam quân sự sự khu vực miền Trung Quân khu 5 T10 tỉnh Quảng Ngãi, là nơi triệu quân sự sự chấp hành án phạt tù chung thân vì tội giết người cướp tài sản.
Tiểu sử Triệu Quân Sự
Từng Là Chiến Sỹ Quân khu 1 Nhưng Sự không lo rèn luyện bản thân Với bạn tính nghiện game trần quân sự đã 5 lần Đào ngũ, Thanh niên này đã trốn ra Hà Nội sát hại một nữ chủ quán cà phê để lấy tiền chơi game
Theo lý lịch, Sự là người học giỏi nhưng vì mê các trò chơi điện tử trên mạng nên học chưa hết lớp 10, anh ta đã nghỉ học. Năm 2011, được sự động viên của người thân, Sự khám nghĩa vụ quân sự và trúng tuyển, trở thành chiến sĩ tại Đại đội 1, Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 3, Quân khu 1

Tuy nhiên, trong thời gian quân ngũ, Sự vẫn không cai được trò chơi điện tử nên có đến 5 lần bỏ trốn khỏi đơn vị không xin phép để đi chơi. Những lần trốn khỏi đơn vị, Sự được gia đình vận động quay lại nơi đóng quân để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đặc biệt, Sự có lần đã lấy trộm 9 chiếc điện thoại di động của đồng đội rồi bỏ trốn ra khỏi đơn vị bán lấy tiền tiêu xài.
Đến ngày 12/8/2012, Sự tiếp tục đào ngũ lần thứ 5 và bỏ đi lang thang về Hà Nội sinh sống rồi nảy sinh ý định đi cướp để lấy tiền tiêu xài.
Nghiện chơi Game
Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nghiện game. Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến các trò chơi có thể trở nên gây nghiện như vậy là chúng được thiết kế theo cách cuốn hút người chơi.

Các nhà thiết kế trò chơi video, giống như bất kỳ ai khác đang cố gắng kiếm lợi nhuận, luôn tìm cách để có thêm nhiều người chơi trò chơi của họ. Họ hướng tới mục tiêu này bằng cách tạo ra các trò chơi đủ thử thách để khiến bạn vào chơi nhiều hơn nhưng không quá khó để làm người chơi bỏ cuộc.
Nói cách khác, game thủ thường cảm thấy mọi chiến thắng đều không bao giờ là đủ. Về mặt này, nghiện trò chơi điện tử rất giống với một rối loạn được công nhận rộng rãi hơn: nghiện cờ bạc.
Những hệ lụy của việc chơi Game đối với thế hệ học sinh
Nghiện game là tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Hiện nay, nghiện game tuổi học đường ngày càng gia tăng và đang là một vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều hậu quả đau lòng đã xảy ra cũng chỉ vì trẻ nghiện game.
Từ những bi kịch đau lòng của việc chơi Game của học sinh
Ngày 11/03/2018 tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã xảy ra một vụ án mạng. Chỉ vì tranh cãi về tên một nhân vật trong game điện thoại mà LMQ (11 tuổi) đã dùng dao chém vào đầu bạn của mình khiến bạn tử vong tại chỗ.

Ngày 20/04/2018, một án mạng khác liên quan đến vấn nạn “nghiện game” xảy ra tại Thái Nguyên: Do không có tiền chơi game, 2 học sinh tuổi quàng khăn đỏ là M và Q (13 tuổi) đã ra tay sát hại người bà họ hàng một cách dã man với mục đích cướp tiền để chơi game
Đến những hệ lụy mà trẻ nghiện game phải gánh chịu
Hậu quả nặng nề nhất mà trẻ nghiện game phải gánh chịu có thể kể đến là rối loạn về tâm lý. Khi nghiện game, trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng. Khi nghiện game, trẻ không còn hứng thú học tập và với những hoạt động như trước kia vẫn thích. Trẻ có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game của mình. Thậm chí, để có tiền chơi game, một số cá nhân còn có hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác. Bên cạnh đó trẻ nghiện game còn có một số biểu hiện khác

Không những sức khỏe thể chất bị tàn phá nghiêm trọng, trẻ nghiện game còn gánh chịu những hậu quả khôn lường về mặt tinh thần.Trẻ ít tham gia vào hoạt động xã hội, không giao tiếp với mọi người dẫn đến bị cô lập và cảm thấy cô đơn, mất bạn bè.Trẻ học giảm sút, chán học, bỏ học và thậm chí trẻ có thể bị lưu ban, bị đuổi học.Trẻ bỏ các công việc trong gia đình, thậm chí trẻ có thể lấy tiền học để chơi game thay vì nộp học phí cho nhà trường…

Ngoài ra, trẻ nghiện game dễ bị rối loạn tâm sinh lý, một phần do hưng phấn hoặc tiêu cực quá mức khi chơi game, một phần do bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game nên dễ dẫn đến các hành vi sai trái, bạo lực. Trẻ đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc phải chứng khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ do phải ngồi quá lâu ở một tư thế.